Quy trình bảo dưỡng nhà máy theo quy chuẩn sẽ giúp máy móc được vận hành trơn tru hơn, ít bị hỏng hóc, tiết kiệm chi phí sửa chữa. Như thế nào là một quy trình bảo dưỡng nhà máy đạt chuẩn? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về điều này.
Bảo dưỡng thiết bị là tiến hành kiểm tra kỹ thuật, điều chỉnh hoặc thay thế một số linh kiện bị hư hại trong quá trình sử dụng,... Mục đích của công việc này là khôi phục hiện trạng của máy móc về thời điểm ban đầu. Đảm bảo lợi ích sau.
Làm tăng tình trạng sẵn sàng hoạt động của các loại máy móc thiết bị.
Hạn chế tối đa thời gian máy dừng hoạt động.
Tối ưu năng suất cho các loại máy móc thiết bị.
Tối ưu & tiết kiệm được nhiều chi phí sửa chữa máy móc thiết bị.
Giảm mức độ không an toàn khi sử dụng máy móc.
Việc bảo dưỡng máy móc trong nhà máy là cần thiết. Tùy vào chính sách của từng doanh nghiệp mà hoạt động này có thể tiến hành định kỳ hoặc khi phát hiện biểu hiện bất thường của máy móc.
Thông thường, nhà máy sẽ bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả và duy trì sự an toàn. Thời điểm cần bảo dưỡng nhà máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình công nghiệp, quy mô, tuổi đời của các thiết bị, tần suất sử dụng, điều kiện môi trường, và lịch trình bảo trì đã được xác định trước.
Việc khi nào bảo dưỡng nhà máy cần được lên kế hoạch trước để đảm bảo việc bảo dưỡng được thực hiện đúng thời gian và không gây ảnh hưởng đến sản xuất.
Về cơ bản, một quy trình bảo dưỡng nhà máy sẽ được tiến hành theo các bước sau:
Nâng cao độ tin cậy cho máy móc thiết bị
Tối đa hóa chi phí ở mức thấp nhất.
Thực hiện trách nhiệm với xã hội.
Đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.
Dựa trên thông tin kiểm tra, xác định các nhiệm vụ bảo dưỡng cần thiết, gồm cả bảo dưỡng định kỳ và bảo dưỡng theo yêu cầu. Lên lịch trình bảo dưỡng để đảm bảo hoạt động liên tục của nhà máy mà không gây gián đoạn sản xuất quan trọng.
Đảm bảo sẵn có nguồn nhân lực và vật liệu cần thiết cho các hoạt động bảo dưỡng. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị thêm các công cụ, dụng cụ, linh kiện thay thế và các vật liệu tiêu hao khác.
Ban quản lý nhà máy sẽ xem xét kế hoạch có hợp lý, có gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất hay không. Nếu hợp lý sẽ phê duyệt để các bộ phận liên quan tiến hành bảo dưỡng.
Tiến hành thực hiện các hoạt động bảo dưỡng theo kế hoạch đã lên. Đảm bảo tuân thủ quy trình và quy chuẩn bảo dưỡng, bao gồm cả việc sử dụng các công cụ phù hợp và kỹ thuật an toàn.
Ghi lại các hoạt động bảo dưỡng, kết quả kiểm tra và các thông số quan trọng khác vào hồ sơ hoặc hệ thống quản lý của nhà máy. Tạo báo cáo bảo dưỡng để theo dõi tiến trình và đánh giá hiệu quả của quá trình bảo dưỡng.
Đánh giá kết quả bảo dưỡng và xác định các cải tiến có thể áp dụng để tăng cường hiệu quả và giảm thiểu sự cố trong tương lai.
- Hotline: 0966 77 3333 ( Tư vấn 24/7)
- Quản lý vùng I (Quảng Ninh - Hải Phòng): Nguyễn Trung Kiên - 0889 967 967
- Quản lý vùng II (Hưng Yên - Hải Dương): Hà Xuân Bình - 0933 995 496
- Quản lý vùng III (Vĩnh Phúc - Phú Thọ): Phùng Thanh Tùng - 0934 555 827