Hệ thống khí nén đảm nhiệm vai trò cung cấp khí sạch phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp trong các nhà xưởng. Để hệ thống có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Trước khi lắp đặt cần phải thiết kế hệ thống khí nén dưới sự tính toán tỷ mỉ đảm bảo phù hợp.
Để làm nên một hệ thống khí nén, cần sử dụng nhiều thiết bị kết hợp với nhau. Tùy vào lĩnh vực sản xuất mà các thiết bị này có thể tăng, giảm sao cho phù hợp. Sau đây là một số thiết bị cơ bản thiết kế hệ thống khí nén cần có, các bạn tham khảo.
Máy nén khí phổ biến nhất hiện nay là loại trục vít. Nó tạo ra khí nén có áp lực lớn và lưu lượng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của máy móc.
Khí nén được tạo ra sẽ nằm trong bình tích áp, sau đó mới được đưa đến các thiết bị máy móc để sử dụng. Điều này giúp khí nén được cung cấp cho hệ thống dây chuyền sản xuất đều đặn hơn.
Trung bình, cứ 1 đến 2 phút máy nén khí sẽ tạo ra lượng nhiên liệu đủ dùng cho các thiết bị. Lượng khí nén thừa sẽ được lưu trữ trong bình tích áp khí nén.
Thiết bị này đảm nhiệm công việc tách nước trong không khí giúp khí nén đưa vào máy móc sản xuất không gây ẩm. Đảm bảo độ bền của máy móc. Hiện tại có 2 dòng máy sấy khí là máy sấy khí hấp thụ và máy sấy khí tác nhân lạnh.
Hệ thống này giúp loại bỏ cặn bã, bụi bẩn, dầu thừa và nước trong hệ thống khí nén. Tùy theo nhu cầu mà hệ thống lọc khí này được phân thành các cấp khác nhau. Việc chọn hệ thống lọc khí cấp 1, cấp 2 hay cấp 3 phù thuộc vào nhiều yếu tố. Kiến trúc sư cần suy xét nhiều mặt để lựa chọn thiết bị phù hợp.
Khi thiết kế hệ thống khí nén cho nhà xưởng, nhà máy, kiến trúc sư cần phải lên ý tưởng, tính toán dựa trên công thức có sẵn, lựa chọn máy móc và sắp xếp chúng sao cho phù hợp. Đảm bảo hệ thống khí nén được tối ưu hết hiệu suất, công năng sử dụng. Chi tiết lưu ý trong các bước thiết kế hệ thống khí nén như sau:
Tùy vào ngành sản xuất mà yêu cầu về chất lượng khí nén đầu ra sẽ khác nhau. Vậy nên, nhà sản xuất đã cho ra các dòng máy nén khí phù hợp với từng yêu cầu này.
Ví dụ: Ngành khai khoáng đòi hỏi khí nén phải có áp suất và lưu lượng lớn. Vậy nên chỉ có máy nén khí trục vít và máy sấy cơ bản có thể đáp ứng yêu cầu này.
Trong khi đó, các ngành sản xuất y tế, dược phẩm, thực phẩm,... đòi hỏi khí nén phải khô và tinh khiết. Để đáp ứng nhu cầu này khi thiết kế hệ thống khí nén cần sử dụng máy nén trục vít không dầu kết hợp máy sấy chất lượng cao.
Tính toán lưu lượng khí nén là bước rất nhiều người hay phạm phải các sai lầm không mong muốn. Người thiết kế chỉ tính toán được lưu lượng khí nén dùng tại thời điểm hiện tại. Còn trong tương lai lại không được tính đến.
Trong khi đó, hệ thống máy móc sau một thời gian sử dụng sẽ xuống cấp dẫn đến tiêu nao năng lượng nhiều hơn. Hoặc xưởng sản xuất có thể nâng cấp hệ thống hoặc mở rộng quy mô. Nếu thiết kế hệ thống khí nén ban đầu không dự phòng các trường hợp này dễ dẫn đến tình trạng thiếu khí.
Khi chọn mua thiết bị lắp đặt hệ thống khí nén. Các thông số như model theo công suất, áp lực, loại máy có dầu hay không dầu,... cần được tính toán lựa chọn kỹ lưỡng.
Tiếp đến là các thiết bị khác trong hệ thống như: bình chứa khí nén, máy sấy, bộ lọc không khí,... Lựa chọn thiết bị tối ưu phù hợp nhu cầu và kinh phí xưởng sản xuất có thể bỏ ra mà vẫn đảm bảo hiệu quả không phải điều dễ dàng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản cần lưu ý khi thiết kế hệ thống khí nén. Để biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ ngay Galaxyme để được tư vấn cụ thể hơn.
- Hotline: 0966 77 3333 ( Tư vấn 24/7)
- Quản lý vùng I (Quảng Ninh - Hải Phòng): Nguyễn Trung Kiên - 0889 967 967
- Quản lý vùng II (Hưng Yên - Hải Dương): Hà Xuân Bình - 0933 995 496
- Quản lý vùng III (Vĩnh Phúc - Phú Thọ): Phùng Thanh Tùng - 0934 555 827