Ngày nay, chúng ta không còn xa lạ với cụm từ “nhà thầu cơ điện”, vậy liệu chúng ta có thực sự hiểu rõ vai trò của họ trong các công trình xây dựng?
Nhà thầu cơ điện (Mechanical & Electrical - viết tắt là M&E) dùng để chỉ về công việc của tổ chức, tập thể, đơn vị chuyên về công tác thiết kế, tư vấn, xây lắp và có các hoạt động chuyên môn liên quan đến cả phần cơ và điện.
Chẳng hạn khi thi công nhà, người ta sẽ chia dự án thành 2 phần. Thứ nhất là phần xây dựng, tại đây ngôi nhà sẽ được xây dựng hoàn chỉnh từ khung cho đến từng chi tiết công trình. Tuy nhiên lúc này bạn vẫn chưa thể sử dụng do chưa có hệ thống điện nước. Thứ hai để “thổi sinh khí” vào ngôi nhà thì cần thi công, lắp đặt hệ thống cơ - điện. Như vậy ngôi nhà mới trở nên hoàn chỉnh và có thể sử dụng.
Từ đó có thể thấy, một dự án xây dựng sẽ được chia ra làm hai phần bao gồm phần xây dựng và phần cơ điện, trong đó phần M&E chiếm khoảng 30 - 50% tổng khối lượng dự án.
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của an toàn phòng chống cháy nổ là đảm bảo rằng những người sinh sống và có mặt tại công trình được cung cấp các cảnh báo kiph tời trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra. Vai trò của nhà thầu cơ điện là họ sẽ thiết lập đầy đủ các thiết bị và hệ thống báo động phù hợp với đặc điểm công trình và luôn hoạt động hiệu quả.
Ngoài hệ thống cảnh báo, hệ thống thông gió và điều áp, một hạng mục không thể bỏ qua với đơn vị thầu cơ điện cũng như công trình. Hệ thống này vô cùng quan trọng. Nó giúp ngăn chặn khí độc và hỗ trợ cứu nạn trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra.
Điều quan trọng cần lưu ý là các tòa nhà phải được thiết lập để tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước về sức khỏe và an toàn. Khi công trình có nhu cầu thực hiện bất kỳ công việc xây dựng và bảo trì nào, nhà thầu có thể đảm bảo rằng công trình đó luôn đạt chuẩn và giúp nó tránh khỏi các rủi ro pháp lý.
Nhà thầu cơ điện có thể đảm bảo rằng các vấn đề rủi ro không bao giờ xảy ra trong quá trình sử dụng và vận hành công trình. Họ có thể tiến hành kiểm tra thực trạng hoạt động của hệ thống và thiết bị cơ điện. Công tác này thường được liệt kê vào hạng mục bảo trì cơ điện và chỉ có đơn vị có chuyên môn mới đủ khả năng tiến hành việc này.
Nhà thầu cơ điện cũng có thể đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho công trình. Họ sẽ đảm bảo rằng hệ thống an ninh, giám sát và chi tiết đến từng ổ khóa điện hoạt động đầy đủ và không có lỗ hổng bảo mật.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi năm 2020): Tổ chức (nhà thầu) hoạt động trong lĩnh vực cơ điện phải có đủiều kiện năng lực “Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được phân thành hạng I, hạng II, hạng III do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về xây dựng đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực. Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật” phải đăng ký và được đăng tải thông tin năng lực (Khoản 1 và Khoản 3, Điều 159 Luật Xây dựng).
“Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn việc đăng ký thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân để đăng tải trên trang thông tin điện tử do mình quản lý; kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành các quy định về điều kiện năng lực hoạt động của các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng”.
“Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc kê khai năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng của nhà thầu dự thầu phù hợp với yêu cầu của gói thầu và thông tin về năng lực hoạt động xây dựng đã được đăng ký theo quy định tại Điều này”.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 159 Luật Xây dựng thì “Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc kê khai năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng của nhà thầu dự thầu phù hợp với yêu cầu của gói thầu và thông tin về năng lực hoạt động xây dựng đã được đăng ký theo quy định”. Do vậy, việc yêu cầu nhà thầu tham gia dự thầu phải có thông tin về năng lực hoạt động xây dựng (đặc biệt là nhà thầu cơ điện cần phải chứng minh được năng lực chuyên môn của mình) được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là phù hợp với quy định hiện hành.
Để đơn giản hóa thủ tục hành chính về cấp chứng chỉ năng lực và đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, Bộ Xây dựng đã quy định lồng ghép hai thủ tục này tại Khoản 1, Điều 26 Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
Theo đó, sau khi được cấp chứng chỉ năng lực, cơ quan cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức trên trang thông tin điện tử do mình quản lý.
- Điều đầu tiên cần cân nhắc chính là những thông tin cơ bản về giá trị pháp lý của công ty đó: Có giấy phép đăng ký kinh doanh, có địa chỉ rõ ràng, chịu sự quản lý của nhà nước. Những điều này giúp cho nhà đầu tư được bảo hộ về mặt pháp lý nếu có sự cố xảy ra. Trong đó việc căn cứ vào hồ sơ năng lực của nhà thầu cũng giúp các nhà đầu tư đánh giá được năng lực của nhà thầu đó (các công trình đã thực hiện; đội ngũ quản lý, chỉ huy công trường, kỹ sư thiết kế, đội ngũ công nhân, …) và liệu nhà thầu có đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để đáp ứng từng yêu cầu của gói thầu hay không;
- Ngoài ra, phải tìm hiểu xem nhà thầu cơ điện là một doanh nghiệp hay là một cá nhân đi mượn dấu pháp nhân. Cần lưu ý không được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dự thầu; dàn xếp, mua, bán thầu; dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả đấu thầu hoặc bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình;
- Đội ngũ nhân viên kỹ thuật, thiết kế cũng cần phải được đào tạo và có kiến thức chuyên môn cả về phần cơ và phần điện đồng thời cũng phải tuân thủ và đảm bảo các chính sách về an toàn bảo hộ lao động;
- Nhà thầu cơ điện cần sở hữu đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm làm việc. Kiến thức chuyên môn là một phần khía cạnh để đánh giá năng lực, trình độ, kinh nghiệm thể hiện sự chuyên nghiệp của đơn vị dự thầu.
- Cam kết thời gian thi công từ phía nhà thầu để đảm bảo tiến độ, hiệu quả công trình;
- Về giá cả: Dựa vào danh mục, chủng loại, giá cả vật tư mà nhà thầu đưa ra để so sánh. Hiện nay có 2 hình thức nhận thầu với các mức giá khác nhau: Hoặc nhà thầu sẽ tự mua vật liệu xây dựng và thi công hoặc chủ đầu tư sẽ mua vật liệu xây dựng;
- Nhà thầu trong qua trình thi công cần tuân thủ đầy đủ vấn đề an toàn lao động. Do vậy nên yêu cầu nhà thầu đưa ra các chứng chỉ về an toàn lao động.
Tiêu chí xem xét một nhà thầu không phải nằm ở giá thấp hay giá cao. Một dịch vụ đáng giá sẽ có mức chi phí xứng đáng. Đơn giá nhân công xây dựng quá thấp so với mặt bằng chung có thể là dấu hiệu cho thấy đơn vị nhận thầu có biểu hiện bất thường. Chính vì vậy các nhà đầu tư phải có những tiêu chí riêng biệt cho mỗi dự án để lựa chọn được nhà thầu phù hợp và giàu kinh nghiệm thi công các công trình tương đương với quy mô dự án mà đơn vị mình đang quản lý.
BBT Galaxy M&E