Hệ thống cơ điện M&E (Mechanical & Electrical) là một hạng mục quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Phần điện chiếm 45 - 65% khối lượng công trình, có nơi lên đến 70%. Với vai trò quan trọng này, việc thiết kế hệ thống cơ điện là bước đầu tiên không thể thiếu khi xây dựng công trình. Trong hệ thống cơ điện có rất nhiều hạng mục bao gồm hệ thống điện hay còn gọi là điện nặng và hệ thống điện nhẹ.
Trước khi đi sâu vào nội dung chính, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm “Quy chuẩn’ và “Tiêu chuẩn”. Bản chất 02 từ này có nghĩa khác nhau. Cụ thể:
Căn cứ theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn số 68/2006/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006, “Tiêu chuẩn” và “Quy chuẩn” được hiểu:
*. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
*. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
- Quy chuẩn do Nhà nước ban hành và buộc các đơn vị/tổ chức phải áp dụng còn Tiêu chuẩn do tổ chức ban hành và các đơn vị/tổ chức tự nguyện áp dụng/không áp dụng.
- Tiêu chuẩn quy định về quy cách hàng hóa nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế - xã hội còn Quy chuẩn là giới hạn về đặc tính hàng hóa nhằm bảo vệ an toàn cho con người và môi trường, đồng thời đảm bảo an ninh và lợi ích Quốc gia.
Dựa vào sự phân định nêu trên, chúng ta cùng đi vào nội dung chính của phần 2.
2.2. Đối tượng áp dụng
Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo và quản lý vận hành các công trình cấp điện cụ thể: công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, công trình cấp xăng dầu và khí đốt, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, nghĩa trang, công trình giao thông đô thị), các công trình công nghiệp, nhà ở và các công trình công cộng khác.
Quy phạm trang bị điện, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN QTĐ 5:2009/BCT, QCVN QTĐ 6:2009/BCT, QCVN QTĐ 7:2009/BCT, QCVN QTĐ 8:2010/BCT.
- Các thiết bị bảo vệ và tự động hóa trong công trình hạ tầng cấp điện phải phát hiện và loại trừ nhanh chóng phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống và đảm bảo toàn bộ hệ thống điện làm việc an toàn;
- Thiết bị bảo vệ phải tin cậy, chọn lọc, tác động nhanh và nhạy, đáp ứng các yêu cầu của Quy phạm trang bị điện;
- Cho phép dùng cầu chì hoặc áptômat để bảo vệ lưới điện hạ áp và thiết bị điện. Cầu chì và máy cắt cao áp được dùng để bảo vệ ngắn mạch, quá tải cho đường dây hoặc máy biến áp công suất không lớn với mạng điện có điện áp đến 110 kV. Phải đặt thiết bị rơle để bảo vệ các phần tử quan trọng như máy biến áp công suất lớn, các hệ thống thanh góp, mạng điện cao áp, mạng điện trung áp công suất lớn cũng như các mạng cấp điện cho phụ tải hộ loại I và hộ loại II (Quy phạm trang bị điện);
- Phải đặt thiết bị tự động đóng lặp lại khi nguồn điện làm việc bị mất điện thoáng qua và thiết bị tự động đóng nguồn dự phòng khi mất nguồn điện lưới.
- Các thiết bị điện nối vào mạng trung áp có trung tính nối đất trực tiếp phải được nối đất an toàn. Điện trở nối đất phải đạt trị số theo yêu cầu tại Quy phạm trang bị điện;
- Trung tính phía hạ áp các máy biến áp phân phối phải được nối đất trực tiếp và nối đất lặp lại. Đối với cột thép, điện trở tổng cộng của 4 chân phải được đo bằng máy đo điện trở nối đất khi hoàn thành công tác đắp móng cột. Đối với các cột bê tông, các công tác đo đạc phải được thực hiện sau khi cột đươc lắp đặt và các hệ thống nối đất đã chôn (đường dây tải điện trên không);
- Giá trị điện trở nối đất cần được kiểm tra phải nhỏ hơn 100 Ω (đường cáp ngầm);
- Vỏ các thiết bị điện nối vào mạng hạ áp phải được nối đất an toàn, phù hợp với thiết bị bảo vệ.
- Trạm biến áp và thiết bị phân phối ngoài trời của mạng 500, 220-110/22 kV phải được bảo vệ chống sét;
- Các thiết bị và hệ thống chống sét, nối đất của lưới điện truyền tải và phân phối phải đảm bảo yêu cầu Quy phạm trang bị điện (Phần II);
- Tất cả các kết cấu kim loại và vỏ dẫn điện các thiết bị trong công trình phải được nối với một bộ phận nối đất chống sét hay nối với bộ phận nối đất bảo vệ thiết bị điện;
- Phải nối tiếp điện tất cả các đường ống kim loại, các kết cấu kim loại dài, đai và vỏ kim loại của cáp tại những chỗ chúng đi gần nhau;
- Đường dây dẫn điện vào công trình có điện áp dưới 1 kV nhất thiết phải dùng cáp bọc cách điện. Tại hộp đầu cáp trạm biến áp phải đặt chống sét hạ áp. Đai và vỏ kim loại của cáp ở đầu vào công trình xây dựng phải được nối với bộ phận nối đất của các bộ chống sét hạ áp.
- Bảo đảm an toàn trong lắp đặt và đấu nối;
- Phải đặt lưới bảo vệ, vách ngăn và treo biển báo an toàn, phải đảm bảo khoảng cách an toàn từ lưới bảo vệ, vách ngăn không nhỏ hơn khoảng cách quy định tùy theo đặc tính kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ của từng loại thiết bị;
- Tại các khu vực có chất dễ cháy nổ, hệ thống điện phải được thiết kế, lắp đặt theo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, chỉ được sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ chuyên dùng;
- Bảo đảm an toàn trong sử dụng điện;
- Trạm điện, trang thiết bị điện cao áp và đường dây cao áp nội bộ phải được lắp đặt và quản lý vận hành đảm bảo yêu cầu tại Quy phạm trang bị điện;
- Các nhánh đường dây dẫn điện vào nhà ở, công trình phải đảm bảo an toàn, không cản trở hoạt động của các phương tiện giao thông, cứu thương, chữa cháy;
- An toàn phòng cháy chữa cháy;
- Công trình cấp điện phải có phương án ngắt điện khẩn cấp tại chỗ và từ xa cho từng khu vực hay hộ tiêu thụ điện khi cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn, nhưng vẫn phải đảm bảo cấp điện liên tục cho chiếu sáng an ninh ngoài nhà, cho các thiết bị chữa cháy, thoát nạn và cứu nạn bên trong nhà khi xảy ra hoả hoạn.
Lưu ý: Công trình và hạng mục công trình cấp điện phải được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng hoặc thay thế trong suốt thời hạn sử dụng nhằm đảm bảo chức năng sử dụng theo thiết kế.
- Nguyên nhân. Không có tính toán phụ tải. Thợ thi công lựa chọn tiết diện dây theo kinh nghiệm, dẫn đến có tuyến dây bị quá tải, có tuyến lại thừa tải gây nguy hiểm và lãng phí.
- Khắc phục: Với công trình đã hoàn thành phải đục tường thay lại dây. Với công trình mới chủ đầu tư cần tính toán nhu cầu sử dụng điện của mình. Để từ đó phân chia lộ tuyến và tính toán lựa chọn tiết diện dây phù hợp.
- Trường hợp công trình thuộc danh mục dự án, công trình do cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về PCCC (Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC) nhưng chưa được thẩm duyệt, phải thực hiện theo các quy định tại Điều 13, Điều 15 và Điều 17 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
- Khắc phục: Nếu bị phát hiện sẽ phải xử phạt vì đã vi phạm các quy định tại Điểm a Khoản 5 và Khoản 6 Điều 36 đối với hành vi tổ chức thi công, xây dựng công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC khi chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC.
Theo đó, công ty phải chịu phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi công, xây dựng công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy; phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Việc sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.
Các thiết bị điện, dụng cụ điện mới sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu nhưng không có chứng chỉ chất lượng hoặc có nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan của pháp luật; không có bản hướng dẫn sử dụng kèm theo về các thông số kỹ thuật, tính năng, tác dụng cũng như các điều khác cần lưu ý để hướng dẫn người sử dụng phòng tránh sự cố và tai nạn điện.
Ngoài các nội dung được quy định cụ thể trong Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 07-5:2016/BXD “Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình cấp điện” do Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định; Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01 tháng 02 năm 2016; Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ Hướng dẫn Luật điện lực về an toàn điện; các quy phạm trang bị điện ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11/7/2006 của Bộ Công nghiệp; Hệ thống lắp đặt điện hạ áp TCVN 7447-2011.
Với các doanh nghiệp, các quy chuẩn và quy phạm này được thiết kế dựa trên đặc thù công trình mà các doanh nghiệp sử dụng để hướng đến mục đích nâng cao chất lượng các công trình điện, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản của đơn vị cũng như của các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Nhằm góp phần nâng cao an toàn cho các công trình cơ điện, đồng thời loại trừ tối đa các nguy cơ tai nạn điện có thể xảy ra, việc tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn ban hành là điều bắt buộc đối với cả chủ đầu tư lẫn đơn vị thi công cơ điện. Ngoài ý nghĩa vừa nêu, việc đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn cũng thể hiện năng lực, uy tín của nhà thầu cơ điện, là yếu tố bổ trợ cần thiết cho việc đánh giá năng lực nhà thầu trong quá trình đấu thầu cơ điện.
BBT Galaxy M&E