Một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện là do sự thiếu hiểu biết, cố tình hoặc vô ý vi phạm các quy định về khoảng cách an toàn phóng điện, tự ý xây nhà trong khu vực bảo vệ hành lang an toàn lưới điện. Khi xảy ra các sự cố về điện, không chỉ cá nhân gây ra bị ảnh hưởng mà người và tài sản xung quanh cũng khó tránh khỏi thiệt hại. Chính vì điều này, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ra đời nhằm nhằm quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật điện lực về an toàn điện. Trong tổng số 27 điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật điện lực về an toàn điện, có 3 điều áp dụng chung cho mọi cá nhân, tổ chức đang sinh sống tại Việt Nam. Nội dung chi tiết 3 điều này sẽ được Cơ điện Galaxy nêu chi tiết ở phần dưới đây.
Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường bộ, đường sắt, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 4,5 m cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.
1.1. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Luật điện lực được quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 22 kV | 35 kV | 110 kV | 220 kV | ||
Dây bọc | Dây trần | Dây bọc | Dâ trần | Dây trần | Dây trần | |
Khoảng cách an toàn phóng điện | 1,0 m | 2,0 m | 1,5 m | 3,0 m | 4,0 m | 6,0 m |
1.2. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 4 Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và được quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 22 kV | 35 kV | 110 kV | 220 kV | 500 kV |
Khoảng cách an toàn phóng điện | 4,0 m | 4,0 m | 6,0 m | 6,0 m | 8,0 m |
1.3. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ và được quy định trong bảng sau:
Khoảng cách an toàn phóng điện/Điện áp | Đến 35 kV | 110 kV | 220 kV | 500 kV |
Đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện giao thông đường bộ | 2,5 m | 2,5 m | 3,5 m | 5,5 m |
Điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt hoặc đến điểm cao nhất (7,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt chạy điện | 3,0 m | 3,0 m | 4,0 m | 7,5 m |
Đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa | 1,5 m | 2,0 m | 3,0 m | 4,5 m |
Tuyệt đối không trồng cây xanh trong phạm vi bảo vệ đường dây cao thế.
2.1. Trường hợp cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, khoảng cách được quy định như sau:
a) Đối với đường dây dẫn điện có điện áp đến 35 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 35 kV | |
Khoảng cách | Dây bọc | Dây trần |
0,7 m | 1,5 m |
b) Đối với đường dây có điện áp từ 110 kV đến 500 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì không được để cây cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép.
Khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp | 110 kV | 220 kV | 500 kV |
Khoảng cách | Dây trần | ||
2,0 m | 3,0 m | 4,5 m |
(Chi chú: Trạng thái võng cực đại của dây dẫn điện là trạng thái tính toán dây dẫn khi đồng thời chịu tác động khắc nghiệt nhất của các yếu tố ảnh hưởng như dòng điện qua dây dẫn, nhiệt độ môi trường xung quanh, tải trọng gió.)
c) Đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 35 kV | 110 kV | 220 kV | 500 kV | |
Khoảng cách | Dây bọc | Dây trần | Dây trần | ||
0,7 m | 2,0 m | 3,0 m | 4,0 m | 6,0 m |
d) Đối với đường dây dẫn điện trên không vượt qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn trồng cây thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ chiều cao trung bình của cây đã phát triển tối đa đến dây dẫn điện thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
2.2. Trường hợp cây ở ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 35 kV | 110 và 220 kV | 500 kV |
Khoảng cách | 0,7 m | 1,0 m | 2,0 m |
2.3. Đối với cây phát triển nhanh trong khoảng thời gian 03 tháng có khả năng vi phạm khoảng cách quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và những cây không còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉa cành, thì phải chặt bỏ và cấm trồng mới.
2.4. Lúa, hoa màu và cây chỉ được trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5 m.
Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
3.1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy;
3.2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp;
3.3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 35 kV | 110 kV | 220 kV |
Khoảng cách | 3,0 m | 4,0 m |
6,0 m |
3.5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.
3.6. Bộ Công Thương quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với điện áp từ 220 kv trở lên.
Nắm được đầy đủ các nội quy về an toàn điện sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn nguy cơ tai nạn do điện gây ra.
Trên đây là những quy định cụ thể của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP liên quan tới các cá nhân, tổ chức tham gia sử dụng điện hoặc/và đang sinh sống tại Việt Nam. Đối với các cá nhân trực tiếp xây lắp, vận hành, sửa chữa các thiết bị điện, đơn vị sử dụng lao động cần cần tổ chức các khóa huấn luyện an toàn điện theo quy định tại Thông tư số 31/2014-BCT của Bộ Công thương.