Để thống nhất các tiêu chuẩn, năm 2006, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành các tiêu chuẩn dựa trên cơ sở chấp thuận các tiêu chuẩn quốc tế.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp, đối chiếu, so sánh các tiêu chuẩn cơ điện của Việt Nam hiện nay với tiêu chuẩn quốc tế.
Tiêu chuẩn cơ điện là quy định về đặc tính kỹ thuật cơ điện và yêu cầu về thiết kế, quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, sử dụng đúng cách các sản phẩm, hệ thống cơ điện nhằm tạo hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng và đảm bảo an toàn cho chính người sử dụng.
Tiêu chuẩn cơ điện do các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực xây dựng, khoa học công nghệ ban hành. Hiện nay, Việt Nam có hệ thống các tiêu chuẩn cụ thể để áp dụng cho từng công trình riêng biệt và hệ thống này cũng được căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế như dưới đây.
2. Các tiêu chuẩn cơ điện Việt Nam đang áp dụng
- Đối với quy trình chế tạo, thiết kế hoặc lắp đặt hệ thống cơ điện thì cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn Việt Nam dưới đây:
TCVN 9206:2012 (thay thế TCVN 27:1995) Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế;
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9207: 2012 về Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 9208:2012 Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp;
TCVN 394:2007 Tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng, phần an toàn điện;
TCVN 7447-1:2004 Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà - Phần 1: Nguyên tắc cơ bản, đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa;
TCVN 7447-5-51:2004 Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà - Phần 5-51: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - Quy tắc chung;
TCVN 7447-5-53:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà - Phần 5-53: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - Cách ly, đóng cắt và điều khiển;
TCVN 7447-5-54:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà - Phần 5-55 : Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ;
TCVN 5308-91: Quy Phạm Kỹ thuật an toàn trong xây dựng;
TCVN 4086:1985: An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung;
TCVN 5308-91: tiêu chuẩn Quy Phạm Kỹ Thuật An Toàn Trong Xây Dựng ban hành kèm theo Quyết định số: 256/ BXD / KHKT ngày 31/12/90 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng;
TCVN 4055:1985 về tổ chức thi công do Chủ nhiệm Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước ban hành;
20TCN - 177: Tiêu chuẩn chống ồn cho công trình;
TCVN 3146:1986: Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho toàn phần công việc hàn điện - Những yêu cầu chung về an toàn;
TCVN 2622:95: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;
TCVN 4516-88: Hoàn thiện mặt bằng xây dựng - quy phạm thi công và nghiệm thu;
Trong quá trình thi công, nhà thầu cơ điện cần tuân thủ theo đúng các quy định và tiêu chuẩn nêu trên.
- ASHRAE (The American Society of Heating Refrigerating and Air conditiong Enginneers Standard);
- CIBSE (The Chartered Institute of Building Services Enginneers);
-;SMACNA (Sheet Metal and Air Conditioning Contactors National Association Inc.) DW /142;
- Tiêu chuẩn IEC do Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission) xây dựng và ban hành;
- IECEE: Hệ thống thử nghiệm, chứng nhận sự phù hợp toàn cầu cho các thiết bị, linh kiện kỹ thuật điện;
- IECQ: Hệ thống đánh giá chất lượng của các linh kiện điện tử, các vật liệu liên quan;
- IECEx: Hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị điện dùng ở môi trường dễ cháy nổ.
+ Thúc đẩy thương mại quốc tế và góp phần làm tăng trưởng kinh tế toàn cầu;
+ Giúp phát triển sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả cao và thân thiện với môi trường;
+ Tạo dựng 1 hệ thống tiêu chuẩn thống nhất, đảm bảo sự hội nhập giữa các quốc gia;
+ Hạn chế tối đa các sự cố về điện xảy ra;
- Dựa vào những mục đích đó, Bộ khoa học và Công nghệ đã ban hành một số tiêu chuẩn TCVN căn cứ tiêu chuẩn quốc tế chuyển dịch thành tiêu chuẩn Việt Nam (gọi tắt là TCVN);
Một số tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn IEC:
- Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà: TCVN 7447:2004 (IEC 60364-1:2001);
- Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà - Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống quá dòng: TCVN 7447-4-43:2004 (IEC 60364-4-41:2001);
- Dây trần sợi tròn xoắn thành các lớp đồng tâm: TCVN 6483:1999 (tương ứng với IEC 61089 hoặc IEC 1089) (thay thế các tiêu chuẩn TCVN 5064:1994);
- Phương pháp thử với vật liệu cách điện và vỏ bọc: TCVN 6614:2000 (tương ứng với IEC 60811 hoặc IEC 811) …
- Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện;
- Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật;
* Thẩm quyền xây dựng và ban hành:
+ Do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố Tiêu chuẩn Quốc gia;
+ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố Tiêu chuẩn Quốc gia;
+ Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm: Tổ chức kinh tế; Cơ quan nhà nước; Đơn vị sự nghiệp; Tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
+ Được xây dựng bởi các bên liên quan theo nguyên tắc đồng thuận, các bên liên quan có thể là nhiều dạng tổ chức trong lĩnh vực công hoặc tư nhân. Chúng chỉ quy định các đặc tính sản phẩm hoặc yêu cầu kỹ thuật;
+ Quy mô áp dụng: Tất cả các công trình xây dựng cơ điện trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Tiêu chuẩn được thiết lập dựa trên đặc điểm, tính chất tự nhiên cũng như trình độ khoa học, kỹ thuật tại Việt Nam kết hợp với các tiêu chuẩn về thiết kế, an toàn cơ điện của quốc tế.
- Tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng phổ biến nhất hiện nay trong lĩnh vực cơ điện phải kể đến bộ tiêu chuẩn IEC do Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế cho kỹ thuật điện;
- Cùng với ISO (tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa), ITU ( Liên minh Viễn thông quốc tế) và IEC đã tạo nên “bộ ba” tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, IEC và ISO đã thiết lập một thỏa thuận về phạm vi hoạt động của mỗi tổ chức. Theo đó, ISO và IEC đã thành lập một ban kỹ thuật hỗn hợp về công nghệ thông tin được đặt trong cơ cấu các cơ quan kỹ thuật của ISO (ISO/IEC/JTC1);
- Quy mô áp dụng: Bộ tiêu chuẩn chung áp dụng với tất cả các quốc gia trên thế giới;
- Tính đến thời điểm này, đã có tổng cộng gần 13.000 tiêu chuẩn quốc gia và gần 800 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được xây dựng. Trong đó, tỉ lệ hài hòa giữa các tiêu chuẩn của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn khu vực là gần 60%, đáp ứng mục tiêu và tiến độ do Nhà nước đề ra. Trong số các tiêu chuẩn quốc gia, Việt Nam đã và đang xây dựng được 750 tiêu chuẩn hướng tới thúc đẩy tăng trưởng xanh trong ngành cơ - điện. Điều này mang lại lợi thế kinh tế quy mô giúp phát triển thị trường, tạo sự tự tin cho các nhà đổi mới đầu tư vào ngành cơ điện Việt Nam.
Chúng tôi mong rằng, thông qua nội dung trên đây, cùng với bài viết giới thiệu về quy định của Pháp luật đối với nhà thầu cơ điện, các quy chuẩn thiết kế và lắp đặt cơ điện sẽ cùng bổ sung và mang tới thông tin hữu ích cho các dự án, chủ đầu tư công trình cũng như các đối tác, bạn hàng của Nhà thầu cơ điện Galaxy.
BBT Galaxy M&E