Thế hệ nào khiến ngày Giáng sinh trở nên rộn ràng?
Trước năm 1995, lễ Giáng sinh còn xa lạ với nhiều người lương giáo. Ngay tại Hà Nội, thời điểm đó, không khí Giáng sinh chỉ xuất hiện tại các nhà thờ. Gần như không có “màu đỏ” quen thuộc như chúng ta đang thấy hiện nay. Khái niệm tặng quà Noel, gửi lời chúc Giáng sinh an lành lúc đó có thể coi là không có và không xuất hiện với đa số người dân (ngoại trừ người công giáo). Sự thay đổi bắt đầu xuất hiện khi thế hệ 8x lên ngôi.
Mũ chóp đỏ từng là phụ kiện không thể thiếu của 8x trong đêm Giáng sinh.
Nếu như thế hệ 7x được coi là bản lề của những thay đổi tích cực trong xã hội thì thế hệ 8x là thế hệ thúc đẩy những đổi mới. Lễ Giáng sinh theo đó cũng được phổ biến hơn. Chính 8x là thế hệ đưa Giáng sinh đến với muôn nhà, xóa nhòa khoảng cách giữa lương và giáo. 8x đã hòa vào dòng người Công giáo, cùng đến nhà thờ, cùng đội trên đầu những chiếc mũ chóp màu đỏ của ông già Noel - cùng hân hoan đón chào ngày Chúa ra đời.
Cha Đắc Lộ - Tên phiên âm của Linh mục Alexandre de Rhodes. Ông cùng với 4 linh mục dòng Tên và một tín hữu Nhật Bản cập bến Hội An TK16 để đem Công giáo đến với Việt Nam. Cha Đắc Lộ cũng chính là người dày công nghiên cứu chữ Khoa đẩu (Hỏa tự) để tạo ra chữ quốc ngữ ngày nay.
Lễ Giáng sinh là ngày Chúa Giêsu ra đời - Người được coi là Thượng đế, đấng tối linh, đại diện cho niềm tin, sức mạnh, sự an lành và che chở cho những tín đồ Công giáo. Công giáo vào Việt Nam từ thế kỷ 16 (năm 1533), cùng thời điểm ra đời bài hát We wish you a merry christmas tại miền Tây nước Anh. Lễ Giáng sinh tại Việt Nam thường được tổ chức vào ngày 24/12, là ngày cuối cùng của mùa lễ Vọng trước lúc Chúa Giêsu ra đời.
Người đứng ra tổ chức Lễ Giáng sinh đầu tiên tại Việt Nam chính là Minh Đức Vương Thái phi - Vợ chúa Nguyễn Hoàng. Bà ra nhập Công giáo vào năm 1625 và được mang tên thánh Ma-đa-lê-na. Trước khi đến với Công giáo, bà là người sùng tín đạo Phật. Đến khi lòng mình gửi chúa Giêsu, Bà lại hết mình phụng sự đức tin. Cha Đắc Lộ là nhân chứng về đời sống đạo của Bà: “Trong suốt thời kỳ tôi ở xứ này, tôi vẫn gặp bà. Từ 28 năm nay, bà vẫn một lòng bền đỗ trong sự thực hành đầy đủ các nhân đức Công giáo. Bà đã dùng các lời lẽ khôn ngoan làm cho nhiều người rất sùng Phật trong nước trở lại với đức tin Công giáo, trong số đó có cả những người họ hàng với chúa Nguyễn. Hiện nay bà vẫn là nơi nương tựa của tất cả các giáo sĩ chúng tôi, và chẳng có giáo hữu nào mà bà chẳng hết lòng giúp đỡ”.
Không khí Giáng sinh tràn ngập các trung tâm mua sắm.
Cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế, lễ Giáng sinh trở nên phổ biến khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh những hoạt động mang tính chất lễ nghi, tín ngưỡng, những “cái đầu nhanh nhạy” tận dụng tối đa dịp Giáng sinh để tung ra những khuyến mại nhằm kích thích nhu cầu mua sắm.
Không chỉ với các nước lấy Công giáo làm quốc đạo, ngay tại Việt Nam, hình ảnh lễ Giáng sinh xuất hiện tràn ngập trên các biển hiệu, banner, pop-up, từ POSM cho đến quảng cáo trực tuyến. Giáng sinh là “mùa gặt hái” với bất cứ ai làm kinh doanh, đặc biệt trong ngành hàng tiêu dùng.
Với những người làm chuyên môn như dân văn phòng, Giáng sinh là dịp thể hiện sự quan tâm tới bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt với những bạn trẻ đang trong giai đoạn độc thân. Sẽ không có dịp nào tốt hơn để đôi trai gái cùng nắm tay đi dạo, cùng thưởng thức những bộ phim ngọt ngào, tình cảm trong đêm Giáng sinh.
Những gia đình trẻ sẽ có một ngày vui vẻ và tạm quên đi những bận rộn cuối năm. Sẽ xuất hiện sự chen chúc trong các quán ăn, nhà hàng, nhưng chính sự đông đúc này tạo nên không khí ấm áp của mùa Giáng sinh.
Những em nhỏ lại được dịp háo hức viết thư cho ông già Noel. Những món quà nhỏ sẽ thêm niềm vui cho các em. Và với thế hệ học sinh bây giờ, đó không chỉ là món quà đơn thuần, nó còn là phần thưởng của cha mẹ ghi nhận những vất vả mà các em phải trả qua do chương trình giáo dục tạo ra.
Giáng sinh đến với người thầu cơ điện bằng ánh đèn phố đêm.
Do đặc thù nghề nghiệp, những người thầu cơ điện, thay cho nụ cười bên mâm cơm gia đình là những giọt mồ hôi lăn trên gò mà sạm đen. Công việc của họ, dù muốn hay không vẫn phải bám công trường. Đây vừa là trách nhiệm công việc, vừa là sự ràng buộc với chủ đầu tư - Những người chi tiền và là thượng đế duy nhất của bất cứ đơn vị thi công cơ điện nào, dù lớn hay nhỏ.
Sự chậm trễ, dù chỉ tính bằng tiếng cũng có thể coi là vi phạm hợp đồng. Không ai có thể tươi cười nếu như công việc chưa hoàn thành, trách nhiệm chưa trọn vẹn. Do vậy, niềm vui của kỹ sư cơ điện, của tổ thợ trong ngày Giáng sinh chính là chất lượng, ánh sáng, tiếng kêu gầm gào của động cơ do họ kết nối trên các công trường xây dựng.
Những vất vả, sự cực nhọc mà người thầu cơ điện bỏ ra sẽ được đền đáp bằng tiếng cười nơi gia đình. Không niềm vui nào sánh được sự cảm thông, chia sẻ. Không hạnh phúc nào sánh bằng sự ấm áp mà người vợ và đứa con thơ dành tặng người cha mỗi khi họ mang nụ cười về với gia đình.
Galaxy M&E cầu chúc Giáng sinh an lành sẽ đến với mọi nhà.
“Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng”, không thành công, ngọt ngào nào lại được tạo ra bởi sự nhàn hạ. Cực nhọc là điều tất yếu với mỗi chúng ta. Nhưng thay vì vò đầu bứt tay, chúng ta hãy tiếp tục nở nụ cười.
Chúng ta, dù lương hay giáo, dù giàu hay nghèo, dù công việc nặng nhọc hay nhàn hạ, lễ Giáng sinh sẽ là dịp để nhớ về nhau. Chúng ta - món quà của Thượng đế hãy cùng cầu ước những điều đẹp đẽ nhất, rạng ngời nhất sẽ đến và rạng tỏa cuộc đời.
Đức tin về một đời sống tốt đẹp sẽ là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi gian nan vất vả. Không có đức tin, không có hy vọng chẳng khác nào mạch điện đứt dây.
Cùng với niềm tin mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng, nhân dịp lễ Giáng sinh, Công ty Cổ phần Cơ - Điện Galaxy trân trọng gửi lời chúc tốt đẹp, an lành, hạnh phúc tới toàn thể đồng nghiệp, đối tác, bạn hàng.
Mong cho những điều tuyệt vời nhất sẽ đến với bạn và gia đình. Hạnh phúc của bạn cũng chính là niềm vui của Galaxy M&E, là động lực để Galaxy M&E tiếp tục hành trình KHỞI TẠO NHỮNG GIÁ TRỊ mới, cho hôm nay và cho mai sau.
BBT Galaxy M&E